Xin chào Anh Vân Anh, tôi xin thay mặt Diễn Đàn VĐPP: "thua thay cho con hoi rang con da di quy y tam bao thi phai den chua vao nhung ngay le nhu mung 1 hay 15...nhung ma do ban hoc nen khong di duoc thi co sao khong ạ!"
T. Kinh Tâm chia sẻ với các bạn câu hỏi!
Như lời Phật dạy, được làm thân người đã khó, gặp Phật pháp khó hơn và được duyên lành thân cận với các bậc hiền trí, tài đức để học đạo lại càng khó hơn. Bởi vậy, Vân Anh đã có nhân duyên, tín tâm với Tam bảo phát nguyện quy y, giữ gìn năm giới của người tại gia là một may mắn lớn trong cuộc đời. Pháp thế gian nó ràng buột ta đủ thứ và gây trở ngại cho con đường chúng ta tìm cầu đạo lý giải thoát. Nói ra ai cũng có trăm công ngàn việc, bận rộn biết bao nhiêu chuyện của đời. Nhưng khi ta đã có ý chí và đủ vững niềm tin rồi thì dù bất kỳ thời điểm nào chúng ta cũng sắp xếp đến chùa lễ Phật, tụng một bài sám văn, ngồi yên, ăn một bát cơm chay v.v…để gieo thiện duyên và thể hiện long mình với sự có mặt với gia đình tâm linh. Ví chùa là biển lớn, tâm an, chân trời cao rộng ‘một tâm mà động mười phương’ đã trãi qua nhiều thế hệ truyền thừa của tổ tiên, triều đại của dân tộc nhưng mái chùa luôn gần gũi, thân thiện, lặng lẽ để cho con cháu trở về nương tựa và thực hành đạo pháp, hóa giải khổ đau.
Bằng tất cả ý nghĩa đó, nên chúng ta thấy sự lợi lạc, an vui, giúp cho đời sống của chúng ta có bình an, hạnh phúc, thân tâm nhẹ nhàng, dễ tập buông bỏ cái tôi, bản chất Ngã, si mê của mình. Quy y, có pháp danh mà thầy tổ đặt chưa phải chuyện lớn, đúng ý nghĩa của người con Phật mà mục đích thâm sâu của Đạo là các duyên đưa chúng ta đến với ánh sáng giác ngộ và còn có cơ hội tiếp xúc sự mầu nhiệm, chuyển hóa của tự thân, làm cho tâm thức của ta có đủ ‘tín, tấn, niệm, định, lực’. Cho nên đối với thời gian quy định mồng 01 – 15, là lịch sinh hoạt của các chùa, tự viện, được duy trì qua nhiều thập niên trước đây. Với quỹ thời gian, sự phát triển của đạo Phật ngày mỗi mở rộng ra các tỉnh, nông thôn hay bên các nước tây phương hoặc nhập thế vào ở các môi trường C.ty, xí nghiệp, du lịch hành hương v.v…bắt buột lịch giảng dạy, hành đạo của quý tôn đức, cao tăng, giảng sư có thể thay đổi tùy theo mọi phương tiện của thời thế, cuộc sống hiện tại. Do đó Vân Anh cứ bình thản và có niềm tin sâu sắc, kính trọng Phật, Pháp, Tăng. Phật không chỉ có ngày rằm, mồng một, ba mươi, mười bốn không đâu mà Phật sẽ ở mười phương, Phật hiện thân hằng ở sa cõi, thế giới để chúng ta chiêm ngưỡng tôn kính tánh Phật, đảnh lễ lòng từ bi của chư Phật, hướng tâm thanh tịnh của mình cầu nguyện cho mọi loài chúng sanh ‘được sống trong an toàn và hạnh phúc, gia đình hòa thuận, hiếu kính tổ tiên cha mẹ’ đó là phước đức lớn nhất khi chúng ta được sinh ra làm người.
Nhờ có những suy nghĩ đó, nên chúng ta là người Phật tử, cũng có những phương pháp thực hành, tu tập, chuyển hóa sân hận, biết ăn chay, niệm Phật, cúng dường, bố thí, phóng sanh hoặc tụng đọc năm giới, nghe giảng, học Pháp hàng tuần. Còn việc không thể đi chùa, lạy Phật, làm công quả ở chùa được đó là việc, đang nói tới một người còn thiếu duyên, thiếu phước nhiều lắm.
Con đừng để tình trạng thiếu duyên lành đó hay biện hộ một lý do gì đó mà không thể đến chùa được trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm (trừ khi bệnh, hầu cha mẹ, tuổi cao sức yếu
) cho nên mong rằng Vân Anh cứ hãy tạo duyên và phát khởi tín tâm của mình trước Tam bảo dù chỉ một phút, một giờ hay vào các ngày lễ vía của chư Phật, Bồ tát… hoặc con cảm thấy mình tự đi một mình, có cảm giác lẻ loi, mất tự tin và thấy buồn, thì con nên tìm thêm vài người bạn có ý chí, có lòng tin, có tâm thích học hỏi giáo lý, làm phước thì con nên mời các bạn đó cùng để gieo duyên nhé! ‘Đời sống mà thiếu đi tình thương, lòng chân thành, ngưỡng mộ Phật pháp là đời sống đó đang bị bào mòn phước đức’.
Chúc con an lạc và nỗ lực tinh tấn, thực hành tốt lời dạy của Phật.
Kinh Tâm
Biết sao mà nói, Nghiệp Lực (Kama) vi tế như hạt bụi, khó diễn tả, khó nắm bắt. Theo quan niệm của T Kinh Tâm là tất cả chúng ta là con người với nhau, đến với nhau là bằng cả trái tim, sáng thức dậy, tối ngủ khò, ghét bỏ, thương yêu chi lắm cho dính mắc. Thay vì mình làm một hành động từ thiện, một cử chỉ nghệ thuật, hát lên một bài hát hay ' nếu còn một ngày để sống' thì chúng ta cứ đến với nhau, bằng lòng với nhau, tôn trọng nhau, sống hết lòng với nhau và tìm cách chia sẻ những điều tốt đẹp cùng nhau thì sự nghịch duyên sẽ bớt đi, oan trái, căm hờn sẽ giảm thiểu và người khác muốn tạo cơ hội ra nghiệp bất thiện cũng không dễ dàng. Trái lại hằng ngày chúng ta hay tung hô những chiêu PR ' đoàn kết là sống chia rẻ là chết, kết nối, hàn gắn, nối dài tình thương v.v...này nọ, thế mà ta đang cố đưa nhau vào vực thẳm, bi ai, dẫn nhau đi vào mâu thuẩn, nghi kỵ. Tức nhiên đó là những thái độ sẽ làm ra sản phẩm Nghiệp lực với góc độ ' Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp'. Thế giới này đang rất cần bạn đóng góp vào sự hòa giải, bất bạo động, sống nhân tâm, không cần thiết bạn phải đem hàng trăm tấn vàng đi làm một chương trình...bất như ý mà chỉ với "một lời Ái ngữ bạn đã quăng vào sọt rác" mà không hay biết ?...
0 nhận xét